Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với những văn hóa truyền thống đặc sắc, những bộ “manga”, “anime” mà còn có nền văn học phong phú và sâu sắc. Từ những tác phẩm cổ điển cho đến văn học đương đại, các tác phẩm của Nhật Bản không chỉ phản ánh xã hội, con người mà còn truyền tải những triết lý sống, tư tưởng độc đáo và ý nghĩa sâu xa. Hôm nay, hãy cùng OUTEREF KYOTO khám phá những tác phẩm văn học Nhật Bản nổi bật mà bạn nên đọc thử để cảm nhận các giá trị nhân văn Nhật Bản.
1. Tại sao nên đọc các tác phẩm văn học Nhật Bản?
1.1. Giúp người đọc hiểu thêm về đất nước Nhật Bản
Nếu bạn đang dành nhiều sự thích thú cho “đất nước mặt trời mọc”. Thì việc đọc văn học Nhật Bản sẽ giúp bạn tiếp cận với nền văn hóa của đất nước này. Một nền văn hóa vô cùng đặc sắc và tinh tế, nơi mà triết lý sống sâu sắc được truyền tải qua từng câu chữ. Những tác phẩm văn học Nhật thường phản ánh tinh thần “wabi-sabi” (vẻ đẹp của sự không hoàn hảo), triết lý về thiên nhiên và sự biến đổi của cuộc sống, mang đến cho người đọc góc nhìn khác biệt về giá trị và ý nghĩa cuộc sống.
1.2. Những câu chuyện giản dị nhưng giàu ý nghĩa
Đa số các tác phẩm văn học Nhật Bản không xoáy sâu tình tiết phức tạp hay kịch tính. Chúng là những câu chuyện rất thường ngày, giản dị nhưng chất chứa nhiều suy tư. Những câu chuyện mà bất cứ ai cũng có thể bắt gặp bản thân mình trong đó. Các tác phẩm này giúp người đọc cảm nhận các cung bậc cảm xúc của con người, từ niềm vui đến nỗi đau, từ sự cô đơn đến hy vọng.
1.3. Khám phá một phong cách văn chương độc đáo
Đọc văn học Nhật Bản không chỉ là để cảm nhận những câu chuyện mà còn là hành trình khám phá phong cách văn chương độc đáo, giàu tính nghệ thuật. Văn học Nhật Bản nổi bật với lối văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh và đậm chất triết lý. Ẩn trong những câu văn không cầu kỳ là những cảm xúc và triết lý sống một cách tự nhiên, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và đồng cảm.
1.4. Học thêm tiếng Nhật
Đọc tác phẩm văn học cũng là một cách học tiếng Nhật vô cùng hiệu quả. Người học có thể tiếp cận được với ngôn ngữ được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh vô cùng sinh động và thực tế. Từ đó nắm được thêm nhiều từ vựng, ngữ pháp và cách sử dụng chúng của người Nhật.
2. Những tác phẩm văn học Nhật Bản bạn nên đọc thử
2.1. Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ (Madogiwa no Totto-chan)
Totto – chan: Cô bé bên cửa sổ là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Tetsuko Kuroyanagi. Đây là cuốn tự truyện về thời thơ ấu của chính tác giả Tetsuko. Totto – chan (tên ngày bé của tác giả) một cô bé bị mọi người gắn mác là đứa trẻ hư chỉ vì quá năng động và bị đuổi học. Cô bé được mẹ gửi đến ngôi trường Tomoe Gakuen của thầy hiệu trưởng Sosaku Kobayashi. Là một ngôi trường với rất nhiều học sinh đặc biệt tương tự như Totto-chan.
Xuyên suốt tác phẩm là những câu truyện đời thường, những giờ học của những học sinh Tomoe Gakuen. Cùng với những triết lý giáo dục độc đáo của thầy Sosaku Kobayashi. Tác giả viết – “nếu không được gặp thầy Kobayashi, có lẽ tôi đã là một người mang đầy mặc cảm tự ti với cái mác ‘đứa bé hư’ mà mọi người gán cho” . Đây sẽ là một tác phẩm không chỉ dành cho thiếu nhi, mà còn là những người đã từng là thiếu nhi.
2.2. 5 Centimet trên giây (Byōsoku Go Senchimētoru)
5 Centimet trên giây là một tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Shinkai Makoto. Tên của tác phẩm dựa trên tốc độ rơi của cánh hoa anh đào, loài hoa gắn liên với Nhật Bản. Đây là hình ảnh tượng trưng cho ẩn dụ cho những tình cảm mong manh và sự chia xa trong cuộc sống. Tác phẩm kể về câu chuyện đầy tiếc nuối của Takaki Tono và Akari Shinohara đôi bạn thân lớn lên cùng nhau từ nhỏ.
Với ba chương truyện về các giai đoạn trong cuộc đời của Takaki. Mỗi chương sẽ đưa người đến với những câu chuyện mà bất cứ ai cũng sẽ có những lúc phải trải qua. Từ tình cảm thuở học trò ngây ngô, trong sáng nhưng thường không trọn vẹn, đến sự mất mát và nỗi cô đơn khi trưởng thành. Với cách tiếp cận gần gũi, không cần những tình huống kịch tính gây cấn. Shinkai Makoto chỉ đơn giản là kể một câu chuyện, một cuộc đời trôi chầm chậm tự như những cánh hoa anh đào rơi nhưng đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người đọc.
2.3. Nana du ký (Tabineko ripoto)
Nana du ký là một cuốn tiểu thuyết hài hước nhưng cũng vô cùng sâu sắc của tác giả Emoto Hiroshi. Tác phẩm kể về cuộc hành trình của chú mèo Nana, một chú mèo lang thang đầy ước mơ. Cùng với Satoru người quyết định tìm kiếm người nhận nuôi Nana.
Qua đôi mắt của Nana, một chú mèo hài hước, trung thành, và thấu hiểu người đọc sẽ được chứng kiến những câu chuyện về tình bạn, về tình cảm giữa người với người cũng như sự gắn bó của con người và thú cưng. Tác phẩm mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc từ niềm vui đến nỗi buồn, từ tiếng cười đến sự xúc động sâu lắng. Với văn phong nhẹ nhàng, tinh tế, và thông điệp ý nghĩa.
Đọc văn học Nhật Bản không chỉ là trải nghiệm những câu chuyện mới mẻ mà còn là cơ hội để mở rộng góc nhìn và hiểu thêm về cuộc sống qua những lăng kính khác nhau. Đây thực sự là những tác phẩm đáng thử, mang đến cho người đọc những trải nghiệm độc đáo và những bài học đáng quý. Hy vọng, sau bài viết này, các bạn sẽ lựa chọn được thêm những tác phẩm văn học cho kệ sách của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau của OUTEREF KYOTO.